Có rất nhiều CMS hiện nay có thể lựa chọn để thiết kế website, chúng đều có những đặc điểm chung như: mã nguồn mở, hỗ trợ tạo website, blog,… Một số CMS hoàn toàn miễn phí để bạn có thể trải nghiệm khi tạo website bằng những CMS này thay vì code tay (hard coding) với rất khó với những người không chuyên.
Chúng tôi giới thiệu đến bạn một số nền tảng CMS tốt nhất hiện nay và được sử dụng phổ biến cho rất nhiều website trên thị trường.
1. WordPress – CMS phổ biến nhất hiện nay
WordPress có lẽ nên là cái nên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách này bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với những CMS khác ở thời điểm hiện tại. Cùng tìm hiểu vì sao WordPress lại trở nên phổ biến đến như vậy?
Trước hết, CMS WordPress là một trong những nền tảng quản trị nội dung cho website tốt nhất theo đánh giá từ trang lucidplot.com, điều này khẳng định đây là nền tảng CMS tốt nhất hiện nay và sẽ rất khó bị thay thế bởi những CMS sau này.
WordPress được lập ra ban đầu với mục đích dùng để viết blog, tuy nhiên nó đã không ngừng phát triển và hiện tại đã vượt qua giai đoạn đó. Hiện nay, WordPress trở thành một trong những hệ quản trị nội dung cho website tốt nhất với khả năng tùy biến của mình. Ngoài ra, WordPress hỗ trợ hàng ngàn plugin và theme miễn phí, bạn có thể tạo ra một website bất kỳ theo ý muốn.
Chỉ riêng về tính năng quản lý nội dung, WordPress hiển nhiên đứng ở vị trí top 1 bởi những trải nghiệm quản lý mà nó mang đến cho người dùng hoàn toàn vượt trội hơn so với những CMS khác. Người dùng có thể xuất bản nội dung bài viết mới vô cùng đơn giản, hỗ trợ trình soạn thảo văn bản với nhiều tính năng định dạng mạnh mẽ, giúp bài viết của bạn thu hút hơn. Ngoài ra, CMS này còn hỗ trợ đăng ký người dùng, thường xuyên tung ra các bản cập nhật để nâng cao trải nghiệm cho người dùng, với cộng đồng người dùng lớn, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ bất kỳ lúc nào cũng như những chia sẻ kinh nghiệm sử dụng WordPress hiệu quả từ người khác.
Tham khảo bài chia sẻ: Tại sao bạn nên thiết kế website bằng WordPress – nếu những ưu điểm trên vẫn chưa đủ để thuyết phục được bạn.
2. Joomla! – Nền tảng cho phép tùy biến
Trong những thống kế chỉ ra các CMS tốt nhất, Joomla luôn là cái tên được nhắc đến bên cạnh WordPress. Joomla sở hữu hầu như tất cả những tính năng mà một nền tảng CMS cần phải có, tuy nhiên Joomla lại mắc phải một điểm trừ chính là giao diện không thân thiện và có phần khó khăn khi người dùng mới bắt đầu sử dụng. Bù lại thì Joomla sở hữu tính linh hoạt hơn hẳn so với WordPress.
Để chứng minh cho tính linh hoạt của Joomla thì việc người quản lý có thể custom post type theo ý bản thân. Đây thực sự là một sự lựa chọn hấp dẫn cho những ai thích sáng tạo cũng như những website không phụ thuộc nhiều vào nội dung văn bản. Hỗ trợ nhiều lựa chọn quản lý người dùng, vì vậy Joomla trở thành một trong những nền tảng website lý tưởng cho những trang membership.
Ngoài ra, Joomla cũng hỗ trợ đa ngôn ngữ cho website, bạn không cần phải cài những plugin hay extension gây ảnh hưởng tốc độ tải trang của bạn, một điểm linh hoạt nữa của Joomla chính là cho phép người dùng có thể sử dụng nhiều theme và template cùng một lúc, giúp website của bạn đa dạng hơn, điều mà WordPress không làm được.
Về cơ bản có thể thấy Joomla là một sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn sở hữu một website. Tuy nhiên, người dùng cần phải mất nhiều thời gian để làm quen được với CMS này do giao diện của nó không thân thiện với người dùng như WordPress.
Tuy không có nhiều tính năng hỗ trợ như các đối thủ, Joomla lại cho phép người sử dụng có thể mở rộng những tính năng website bằng cách lập trình thủ công, chính vì vậy mà Joomla trở thành một trong những môi trường tạo website tốt nhất cho những lập trình viên phát triển.
3. Drupal – An toàn và bảo mật hơn
Tuy ít được biết đến hơn so với hai nền tảng lớn là WordPress và Joomla, tuy nghiên Drupal cũng là một trong những cái tên đáng chú đến trong danh sách những CMS tốt nhất hiện nay.
Thực tế thì Drupal gần như tương đồng với Joomla, cho phép người dùng custom post types một cách dễ dàng và linh động. Ngoài ra nó cũng có khả năng quản lý người dùng bằng hệ thống phân quyền rất tốt, ưu điểm của Drupal là cho phép quản lý nhiều site với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên cùng một website.
Điểm vượt trội mà Drupal sở hữu có thể chính là khả năng bảo mật của nền tảng này, hoàn toàn hơn hẳn WordPress hay Joomla, ngoài ra hệ thống taxonomy bỏ xa hoàn toàn các đối thủ khác.
Nếu như bạn cần một website có tính mở rộng và bảo mật tốt thì Drupal sẽ là sử lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng WordPress hay Joomla để tạo website nếu như nhu cầu của bạn không thật sự quá cao.
Chính vì khả năng tùy biến và mở rộng rất lớn của Drupal mà nó trở thành một CMS khó sử dụng nhất đối với người dùng nếu như họ không có kiến thức về lập trình web, tuy nhiên nó lại là môi trường mà bạn hoàn toàn có thể học tập để phát triển.
4. Typo3 – Khả năng mở rộng dành cho lập trình viên
Một số nền tảng ít người biết đến hơn như Typo3, với điểm mạnh là lấy khả năng mở rộng và tùy chỉnh làm điểm mạnh cho mình để cạnh tranh với những đối thủ khác. Typo3 giúp bạn dựng một website với một mạng riêng, phù hợp cho những startup hay những tập đoàn cần khẳng định thương hiệu của mình.
Typo3 chỉ phù hợp với những website phúc tạp và yêu cầu cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị về nhân lực nếu như bạn muốn vận hành website Typo3 một cách tốt nhất. Tuy nhiên thì Typo3 cũng có những tính năng rất hay và hữu ích mà người dùng có thể trải nghiệm.
Theo chúng tôi, bạn chỉ nên dùng Typo3 khi muốn quản lý nhiều site thành một nhánh duy nhất. Ngoài ra thì nền tảng Drupal còn hỗ trợ chia sẻ các template và extensions, người dùng với nhau, điều mà các CMS khác không làm được.
5. Kentiko – CMS viết bằng ASP
Một trong những cái tên có lẽ là rất mới cho bạn chính là Kentiko, một CMS được giới thiệu là viết bằng ngôn ngữ ASP của Microsoft, tuy nhiên thì ASP lại là một ngôn ngữ đóng và bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc được đặt ra trước đó, để biết nguyên tắc đó là thì thì bạn có thể tham khảo thêm tại trang Bugnet, tại đây thì chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược về mã nguồn này cho bạn.
Kentiko cũng có những thế mạnh của nó khi được xây dựng bằng ASP, thế nên nếu có thể thì bạn cũng có thể sử dụng CMS này để tạo website cho riêng mình cho những trải nghiệm mới lạ hơn khi làm web bằng CMS.
Tóm lại, mỗi nền tảng CMS đều có điểm mạnh riêng khi thiết kế website, bạn cần phải dựa vào nhu cầu và khả năng của bản thân để lựa chọn nền tảng CMS phù hợp nhất.